7 điều cha mẹ nên làm nếu ai đó la mắng con mình

7 điều cha mẹ nên làm nếu ai đó la mắng con mình

Là cha mẹ, không ai muốn chứng kiến một người lớn khác đang la mắng con của mình. Nhìn thấy con mình đang bị chỉ trích, đánh mắng bởi một người xa lạ, cha mẹ gần như choáng ngợp bởi đó là một sự xúc phạm lớn về tinh thần.Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ phải giữ thái độ bình tĩnh và giải quyết tình huống một cách lịch sự và khôn khéo. Nếu bạn thấy ai đó đang kỷ luật con mình theo cách mà bạn thấy không phù hợp, bạn nên thực hiện 7 điều dưới đây:

1. Cho thấy sự hiện diện của  bạn

Hãy cho người đang la mắng con  bạn thấy rằng, bạn – phụ huynh của đứa trẻ đang hiện diện tại đó. Điều này nó có thể  thay đổi hoàn toàn không khí của cuộc trò chuyện khiến cho người đang la mắng sẽ tôn trọng con bạn hơn. Lúc này họ sẽ tự hiểu rằng bản thân mình không phải là người có thẩm quyền cuối cùng trong tình huống này.  Làm  như vậy, con bạn cũng cảm thấy an toàn và được bảo vệ.

2. Đánh giá tình hình trước khi phản ứng

Giận dữ chưa bao giờ là một hành động khôn ngoan, vì vậy điều quan trọng là bạn phải hạ nhiệt bản thân và giải quyết tình huống một cách hợp lý. Hãy giữ bình tĩnh và thu thập thông tin về toàn bộ sự việc. Có thể là con bạn đã sai với những hành vi như đánh một đứa trẻ khác, phá tài sản của ai đó, cư xử không đúng mực trong lớp,…

Sự bốc đồng của bạn có thể mang lại cảm giác thỏa mãn cho bạn trong trường hợp này, nhưng điều này không những không thể giúp bạn giải quyết tình huống một cách công bằng và hiệu quả, mà còn khiến cho người khác bị tổn thương. Vì thế, sẽ rất hữu ích nếu giữ bình tĩnh và nhìn nhận sự việc.

3. Làm cho con bạn cảm thấy được thấu hiểu

Tình huống xảy ra có thể khiến con bạn cảm thấy mất phương hướng và sợ hãi. Chính vì thế, điều bạn cần làm là phải kiên nhẫn với con và làm cho chúng cảm thấy được thấu hiểu và thông cảm. Hãy cúi xuống ngang tầm mắt của trẻ và yêu cầu chúng giải thích những gì đang diễn ra. Đừng quên giữ lại phán đoán của bạn tại thời điểm này và lắng nghe cách giải thích của con bạn về các sự việc.

Nếu đứa trẻ cảm thấy được chia sẻ thì có nhiều khả năng chúng hiểu hơn về những gì bạn nói và xem xét lại hành vi của chúng trong tương lai.

4. Thẳng thắn với người mắng con bạn

Hãy thẳng thắn với người người mắng con bạn. Thông báo một cách lịch sự với họ rằng việc kỷ luật con mình chính là nhiệm vụ của riêng bạn và bạn sẽ đánh giá cao điều đó nếu họ không can dự vào tình huống này. Bạn cũng có thể đề nghị họ xem xét tình huống với các vai trò được đảo ngược – bạn là người mắng con họ (nếu chính họ là cha mẹ).

5. Sử dụng sự hài hước để giải tỏa căng thẳng

Nếu bạn cảm thấy cuộc trò chuyện trở nên quá căng thẳng, bạn có thể nghĩ đến pha trò. Sự hài hước có khả năng rất lớn trong việc giải tỏa các tình huống khó khăn và giảm mức độ căng thẳng. Kể một câu chuyện cười nhẹ nhàng có thể ngay lập tức khiến những người xung quanh cảm thấy gần gũi với bạn hơn. Nó cũng có thể giúp loại bỏ tính nghiêm trọng của sự việc.

Tất nhiên, bạn phải cẩn thận với những trò đùa mà bạn đang thực hiện. Một số kiểu hài hước có thể trở thành châm biếm và coi thường, và chắc chắn có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

6. Đặt ranh giới

Nếu người lớn được đề cập là một nhân vật có thẩm quyền trong cuộc sống của con bạn (giáo viên ở trường, huấn luyện viên, người thân), hãy thương lượng rằng người đó nên sử dụng các kỹ thuật kỷ luật tương tự như bạn đang sử dụng ở nhà. Bằng cách đó, bạn đang tạo ra một cái nhìn nhất quán trong mắt trẻ về điều gì là đúng và điều sai và những hành động sai sẽ bị trừng phạt như thế nào.

7. Giải thích tình hình cho con bạn

Khi mọi việc lắng xuống, điều quan trọng nhất bạn cần làm là kiên nhẫn giải thích với con tất cả mọi thứ. Bởi cách bạn nhận thức sự việc sẽ ảnh hưởng lâu dài đến khả năng giải quyết sai lầm của con bạn trong tương lai.

An ủi con bạn nhưng không nên tỏ vẻ thương hại. Thay vào đó, hãy giữ vững lập trường của mình và bình tĩnh giải thích lý do tại sao những loại hành động đó là sai:

“Con đã lấy đồ chơi của Jenny. Con nghĩ điều này sẽ khiến bạn con cảm thấy thế nào? Con có cảm thấy như vậy không nếu Jenny lấy món đồ chơi yêu thích của con? “

Là cha mẹ, bạn có nhiệm vụ dạy con tôn trọng quyền hạn và cư xử theo các chuẩn mực xã hội được chấp nhận. Những đứa trẻ phải nhận ra mình là một phần của cộng đồng (lớp học, đội thể thao, sân chơi) và nhận ra rằng có những người phụ trách các nhóm này. Vì vậy, ví dụ, khi con bạn cư xử sai trong lớp, giáo viên có quyền chỉ ra điều đó và đưa ra lý do tại sao những hành động kiểu này là không mong muốn.

Việc đối xử với trẻ bằng sự tức giận mang lại những hậu quả nghiêm trọng. Việc quát mắng trẻ có thể hạ thấp lòng tự trọng của chúng, thúc đẩy sự lo lắng và phá vỡ lòng tin giữa cha mẹ và con.

Với tư cách là người lớn, nhiệm vụ của chúng ta là khám phá ra những lý lẽ của con mình và đối xử với chúng bằng sự tôn trọng và kiên nhẫn mà chúng xứng đáng có được.

Bạn đã bao giờ thấy mình trong tình huống tương tự chưa? Phản ứng của bạn như thế nào và kết quả là gì?

CATEGORIES
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)
Disqus (0 )