
Làm gì khi bị nói móc? Đây là 9 cách giải quyết thông minh bạn cần biết
Trong cuộc sống, đôi khi bạn gặp những người cố tình dùng những lời lẽ mỉa mai để xúc phạm mình. Những lúc ấy bạn sẽ làm gì? Tức giận hay ấm ức vì không thể đáp trả để “đã cái nư”?. Dưới đây là 9 cách giải quyết cho câu trả lời “làm gì khi bị nói móc?”, bảo đảm khi áp dụng chúng, bạn sẽ có cách làm cho người đó phải im lặng và không còn công kích bạn nữa.
1. Làm gì khi bị nói móc? Rất đơn giản, chỉ cần phớt lờ họ đi
Đừng để người muốn xúc phạm kiểm soát cảm giác của bạn. Nếu bạn tức giận, phản ứng thái quá chính là khiến họ càng đạt được mục đích. Trên thực tế, bạn không cần phải nói bất cứ điều gì với người đó. Bằng cách này, bạn sẽ cho họ thấy rằng, ý kiến của họ chẳng quan trọng để xứng đáng một phản hồi từ bạn. Ngoài ra, im lặng và phớt lờ cũng giúp bạn không lãng phí thời gian để tranh cãi với một người kém duyên như vậy.
2. Nói lời cảm ơn
Nói cảm ơn là một trong những cách vô cùng hiệu quả để tránh một cuộc tranh cãi vô nghĩa, nhất là khi những phản hồi của bạn không mang lại một chút tích cực nào. Ngoài ra, cụm từ lịch sự này cũng sẽ giúp hạn chế những lời bình luận khiếm nhã khác vì có vẻ như bạn đồng ý với những gì người đó nói. Nếu họ tiếp tục đưa ra nhiều lời khuyên khó nghe hoặc những lời lẽ gây tổn thương, hãy tiếp tục cảm ơn họ, cuối cùng họ cũng sẽ dừng lại mà thôi.
3. Áp đặt lời nói móc đó theo hướng tích cực
Một số người thường có thói quen mở đầu cho sự chê bai của họ cứ như thể một lời khen ngợi, chẳng hạn như: “ Tuyệt nhỉ, chị béo như thế mà vẫn tự tin mặc váy ngắn cơ à”. Trong trường hợp này, hãy giả vờ như bạn không nhận thấy sự xúc phạm ngấm ngầm trong câu nói của người ấy và chỉ thừa nhận lời khen. Bạn có thể trả lời như: “Mừng quá, may là chị thấy cái váy này đẹp”. Điều này sẽ cho họ thấy rằng, câu nói mỉa mai của họ chẳng có một chút nào hiệu quả để khiến bạn đau lòng cả.
4. Điều hướng câu chuyện sang một chủ đề khác
Việc chuyển hướng cuộc trò chuyện một cách ngẫu nhiên có thể ngăn chặn được những lời lẽ mà người ấy đang cố mỉa mai bạn lúc này. Những câu hỏi đại loại như: Anh đã làm gì trong kỳ nghỉ vừa rồi vậy? Hoặc dịch Covid có ảnh hưởng đến công việc của chị nhiều không? Lúc này, họ sẽ nói về bản thân họ thay vì tiếp tục đưa ra những lời nói khó nghe xúc phạm bạn.

5. Nhắc nhở họ đừng thoải mái xúc phạm người khác như thế
Phản ứng với câu nói mỉa mai của họ rằng: “Tớ rất ngạc nhiên, không hiểu vì sao cậu lại thoải mái khi nói ra điều đó đấy” bằng một giọng điệu bình tĩnh và một khuôn mặt thẳng thắn. Khi nói xong, đừng thêm bất cứ điều gì. Vì đơn giản, câu nói ấy và nét mặt của bạn cộng thêm sự im lặng sau đó, có thể khiến họ cảm thấy một chút áy náy hoặc “ngượng” vì đã xúc phạm bạn. Cách giải quyết này như một kiểu “dằn mặt” để họ không tiếp tục mỉa mai bạn sau này.
6. Vờ như không quan tâm
Thật khó chịu khi phải nghe những lời nói không hay về mình, nhưng phản ứng khôn ngoan lúc này là: giả vờ như đang chú tâm vào một việc gì đó và nhờ họ lặp lại câu nói ấy một lần nữa. Sự thờ ơ này có thể khiến họ bị “mất hứng” không còn muốn nói nữa và rồi, họ sẽ bỏ đi. Mặc khác, việc yêu cầu lặp lại câu nói đó, có thể khiến họ chạnh lòng nhận ra rằng: họ đã sai và có thể câu nói ấy sẽ làm bạn buồn, và đôi khi vì một số yếu tố tiêu cực tác động mà họ làm như vậy thôi chứ thật ra cũng chẳng muốn.
7. Hài hước “bắt mạch” tâm trạng họ thông qua lời nhận xét kém duyên đó
Mọi người thường đưa ra những nhận xét xúc phạm vì họ ghen tị với bạn và không hài lòng với bản thân. Khi nghe những câu nói mỉa mai từ những người ấy, hãy đặt những câu hỏi như: “Hôm nay, cậu đã có một ngày xui xẻo phải không” hay “Đang khó ở hả bồ?”. Bằng cách đặt những câu hỏi có phần hài hước như vậy, bạn sẽ cho họ thấy rằng: vấn đề là ở họ chứ không phải ở bạn. Lúc đó, có thể họ sẽ nhận ra rằng, một điều gì đó xui xẻo hoặc tâm trạng tiêu cực của họ khiến cho họ có những lời lẽ khó nghe với bạn như vậy.
8. Cười trừ
Phản ứng tích cực của bạn đối với một nhận xét có ý xúc phạm bạn có thể khiến người đã nói những lời tổn thương đó mất cảnh giác và thậm chí khiến họ cảm thấy xấu hổ. Bạn sẽ cho họ thấy rằng lời nói và ý kiến của họ không quan trọng đối với bạn và chúng không thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân.

9. Đối mặt với lời mỉa mai đó
Nếu bạn muốn có một giải pháp lâu dài hơn và không muốn mất đi mối quan hệ với người này, hãy thẳng thắn góp ý với họ. Hãy hỏi họ tại sao họ lại hay nói những điều khiến bạn tổn thương nhiều như thế. Đôi khi, chính họ cũng không ngờ rằng những lời nói của họ đã làm bạn buồn, mà họ chỉ muốn quan tâm bạn mà thôi.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu làm gì khi bị nói móc? Hãy áp dụng ngay nhé, nếu không sẽ ấm ức, tức giận lắm đấy.
Nguồn: https://brightside.me/inspiration-psychology/9-ways-to-deal-with-offensive-phrases-without-losing-your-temper-802189/