Bạn biết gì về Glutathione – thành phần “vàng” cho sức khỏe con người?

Bạn biết gì về Glutathione – thành phần “vàng” cho sức khỏe con người?

Glutathione là một dạng protein tự nhiên do cơ thể sản sinh, đóng vai trò là chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống lại được bệnh tật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số công dụng phổ biến của Glutathione và cách bổ sung chất này cho cơ thể.

Tổng quan về glutathione

Glutathione là một hợp chất axit amin có tự nhiên trong các tế bào khắp cơ thể, được tạo nên từ 3 axit amin gồm cysteine, glutamin, và glycine, chúng được sản xuất bởi gan và sau đó phân bố đồng đều đi khắp cơ thể. Lúc này glutathione đóng vai trò là chất chống oxy hóa mạnh, tham gia vào quá trình xây dựng và sửa chữa các mô, từ đó tạo ra được các chất hóa học và protein cần thiết có lợi cho sức khỏe và hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Glutathione có hai dạng khác nhau: dạng khử (GSH hoặc L-Glutathione) và dạng oxy hóa (GSSH), có thể dễ dàng chuyển đổi cho nhau. GSH là một dạng tuyến tính của L-Glutathione, do đó thường được hiểu và gọi chung là L-Glutathione. L-Glutathione là dạng khử của Glutathione và cũng là nguyên liệu tổng hợp Glutathione. Khi được hấp thu vào cơ thể thì L-Glutathione tổng hợp để chuyển thành Glutathione. Sau đó chất này phân bố khắp cơ thể và thực hiện các chức năng chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể.

10 tác dụng của Glutathione đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết

1. Giảm căng thẳng

Tình trạng căng thẳng xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa việc sản xuất các gốc tự do và chống lại cơ thể. Mức độ căng thẳng oxy hóa quá cao có thể là dấu hiệu báo trước của nhiều bệnh bao gồm: tiểu đường, ung thư và viêm khớp dạng thấp. Glutathione lúc này đóng vai trò chống lại oxy hóa trong cơ thể, làm giảm các gốc tự do. Bên cạnh đó, nếu Glutathione nếu kết hợp với vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể nhanh trở về trạng thái thư giãn, vượt qua được căng thẳng.

2. Cải thiện bệnh vẩy nến

Theo nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân bị vảy nến khi kết hợp bổ sung glutathione và whey protein (là một loại protein hoàn chỉnh, có chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu, có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh, xây dựng và tái tạo tế bào). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đó cũng đưa ra được rằng whey protein còn làm tăng mức glutathione trong cơ thể, và chỉ được dùng 20gr whey protein trong vòng 3 tháng.

3. Tăng cường chức năng cho gan và thải độc

Theo các chuyên gia, Glutathione hỗ trợ mạnh mẽ các chức năng cho gan, thận, hệ tiêu hóa,… Do đó, có thể nói, hợp chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thải độc của cơ và hoạt động theo hai cơ chế chính là:

  • Ngăn ngừa sự hấp thụ, tiếp nhận các chất độc hại, hóa chất khi đưa thực phẩm vào trong cơ thể.
  • Trung hòa và ngăn chặn các độc tố có trong hệ tiêu hóa trước khi chúng được hấp thụ vào trong cơ thể.

4. Cải thiện tình trạng kháng insulin ở những người lớn tuổi

Theo kết quả của một nghiên cứu về vai trò của glutathione trong việc quản lý cân nặng và kháng insulin ở những người lớn tuổi – do các nhà khoa học tại Trường Y khoa Baylor đã công bố, mức độ glutathione thấp khiến việc đốt cháy chất béo ít hơn, làm tăng tỷ lệ chất béo lưu trữ trong cơ thể. Một nghiên cứu khác lại cho thấy, những người bị kháng insulin có mức glutathione thấp hơn người bình thường. Việc kháng insulin có thể dẫn đến sự tiến triển của bệnh tiểu đường.

5. Tăng khả năng vận động cho người bị bệnh động mạch ngoại vi

Bệnh động mạch ngoại vi xảy ra khi các động mạch ngoại vi bị tắc nghẽn bởi các mảng bám, đặc biệt là ở chân. Một nghiên cứu cho thấy glutathione cải thiện khả năng lưu thông, tăng khả năng đi bộ xa mà không bị đau chân ở những người bị căn bệnh này. Những người tham gia nhận được glutathione thay vì các giả dược dung dịch muối được truyền tĩnh mạch 2 lần/ ngày trong vòng 5 ngày. Sau đó khả năng vận động của họ cũng được cải thiện nhiều hơn.

6. Giảm các triệu chứng bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương qua các triệu chứng như run. Căn bệnh này hiện không có thuốc chữa. Tuy nhiên theo một nghiên cứu đã cho thấy được tác động tích cực của glutathione khi tiêm vào tĩnh mạch đối với các triệu chứng như run và cứng khớp. 

Bên cạnh đó cũng có nhiều chuyên gia cho rằng glutathione có thể giúp giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống ở những người mắc bệnh Parkinson.

7. Tăng cường hệ miễn dịch

Glutathione có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể, nó có tác dụng sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu khỏe mạnh, hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, glutathione còn có tác dụng hồi phục quá trình cơ thể bị viêm như bị bong gân hoặc các vết rách nhỏ trên cơ thể. Lúc này, glutathione đóng vai trò là chất dinh dưỡng hồi phục vô cùng hiệu quả.

Tóm lại, glutathione hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa và chữa lành các bênh nhiễm trùng.

8. Hỗ trợ điều trị tự kỷ ở trẻ em

Một thử nghiệm lâm sàng chỉ ra rằng trẻ em mắc chứng tự kỷ có mức độ tổn thương cao và mức độ glutathione trong não thấp hơn bình thường. Điều này làm tăng khả năng bị tổn thương thần kinh ở trẻ em mắc chứng tự kỷ do các chất như thủy ngân.

Sau khi cho trẻ em từ 3 đến 13 tuổi dùng glutathione qua đường uống hoặc thẩm thấu qua da. 8 tuần sau đó đã có những thay đổi về triệu chứng tự kỷ và sự cải thiện về mức độ cysteine, sulfate huyết tương và glutathione trong máu toàn phần.

9. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Nếu tình trạng lượng đường trong máu cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc giảm lượng glutathione. Từ đó làm tăng mức oxy hóa và tổn thương mô. 

Vậy nên, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống bổ sung cysteine ​​và glycine để làm tăng mức glutathione. Nhờ đó làm giảm mức oxy hóa và tổn thương ở những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được. 

10. Giảm các triệu chứng bệnh đường hô hấp

N-acetylcysteine ​​là một loại thuốc hít được sử dụng để điều trị hen suyễn và xơ nang để làm loãng chất nhầy, đồng thời giảm viêm. Quan trọng hơn hết, N-acetylcysteine ​​là sản phẩm phụ của glutathione.

Glutathione được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng và thanh trùng đã làm giảm đáng kể mức độ của nó. Vậy nên, hãy ưu tiên chọn các thực phẩm sau để đảm bảo có nồng độ Glutathione cao nhất:

  • Các loại thịt (thịt bò, cừu, gà, gan bò,..)
  • Sữa chưa tiệt trùng và các chế phẩm khác từ sữa chưa tiệt trùng.
  • Trái cây và rau xanh, ví dụ như bơ và măng tây.

Glutathione có nhiều trong thực phẩm nào? 

Glutathione chứa các phân tử lưu huỳnh, đó có thể là lý do tại sao thực phẩm chứa nhiều lưu huỳnh giúp tăng cường sản xuất tự nhiên của nó trong cơ thể. Những thực phẩm này bao gồm:

  • Các cải, chẳng hạn như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải Brussels và cải ngọt.
  • Tỏi.
  • Hành.
  • Trứng.
  • Quả hạch.
  • Protein nạc, chẳng hạn như cá và thịt gà.

Các loại thực phẩm và thảo mộc khác giúp tăng lượng glutathione một cách tự nhiên bao gồm:

  • Cây kế sữa (hay còn gọi là cây cúc gai)      
  • Hạt lanh
  • Rong biển.
  • Váng sữa.

Glutathione cũng sẽ bị suy giảm nếu bạn thiếu ngủ. Vậy nên, hãy nghỉ ngơi đầy đủ thường xuyên.

Tác dụng phụ của Glutathione

Thực chất, glutathione không gây ra bất kỳ rủi ro nào. Tuy nhiên, việc bổ sung có thể không được khuyến khích cho tất cả mọi người. Hãy tham vấn ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên về glutathione để xác định xem nó có phù hợp với bạn hay không. 

Bên cạnh đó, một số tác dụng phụ có thể xảy ra có thể bao gồm:

  • Chuột rút cơ bụng.
  • Đầy hơi.
  • Khó thở do co thắt phế quản.
  • Dị ứng, phát ban.

LỜI KẾT

Trên đây là những thông tin về Glutathione mà bài viết chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin thực sự hữu ích.

Dù là một hợp chất an toàn và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhưng vẫn nên cân nhắc kỹ khi có nhu cầu sử dụng Glutathione. Tốt nhất là hãy trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và định lượng glutathione phù hợp với cơ thể nhé.

Nguồn: Healthline

CATEGORIES
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)
Disqus (0 )