
Đừng vội dụi mắt khi có vật gì đó bay vào mắt, cách xử lý an toàn dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả
Mắt là bộ phận nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương nên nếu vô tình cát, bụi bẩn, côn trùng bay vào cũng dễ gây nên tình trạng khó chịu, đau mắt, thậm chí nhiễm trùng,.. Do đó, 6 cách xử lý khi dị vật rơi vào mắt dưới đây sẽ thật sự hữu ích cho bạn.
1. Rửa tay trước khi chạm vào mắt
Bước này rất dễ bị quên, đặc biệt là trong trường hợp bạn muốn loại bỏ các dị vật càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là tay của bạn phải sạch vi khuẩn trước khi chạm vào mắt. Cách xử lý khi dị vật rơi vào mắt này sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ bị vi khuẩn tấn công vào mắt, tránh được tình trạng gây thêm khó chịu cho mắt.

2. Tránh dụi mắt
Dụi mắt là một phản ứng tự nhiên của hầu hết mọi người khi cảm thấy có vật gì đó lọt vào mắt mình. Nhưng điều này có thể gây ra cơn đau mắt dữ dội hơn cho mắt của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng kiềm chế không dụi mắt và cố gắng loại bỏ cát hoặc bụi bằng cách chớp mắt liên tục nhiều lần. Đây là cách hữu hiệu để giữ cho mắt bạn an toàn trước những vật thể nguy hiểm tiềm ẩn và việc chớp mắt có thể giúp loại bỏ các tác nhân gây kích ứng trong mắt.
3. Lấy các hạt cát hoặc bụi nhỏ ra ngoài bằng chuyển bằng tăm bông
Nếu tìm thấy dị vật bên trong mí mắt, bạn có thể thử lấy dị vật đó ra bằng tăm bông ẩm. Giữ mí mắt của bạn bằng một ngón tay và sau đó đặt miếng gạc lên chỗ dị vật đó. Lăn tròn tăm bông và cố gắng tránh va chạm nhiều vào tròng mắt, cách xử lý khi dị vật rơi vào mắt này có thể loại bỏ dị vật gây kích ứng một cách an toàn.

4. Rửa sạch mắt bằng nước sạch
Nếu bạn có sẵn một cốc rửa mắt, hãy sử dụng nó. Đầu tiên, rửa sạch và không để bất kỳ thứ gì khác chạm vào vành hoặc bên trong cốc. Đổ đầy nửa cốc bằng nước sạch hoặc nước rửa mắt (nếu có). Sau đó đặt cốc lên mắt cần rửa, ấn chặt cốc vào da để chất lỏng không chảy ra ngoài. Nghiêng đầu ra sau và mở to mắt. Di chuyển mắt của bạn từ bên này sang bên kia và lên xuống để chất lỏng rửa sạch tất cả các bộ phận của mắt. Chớp mắt vài lần và kiểm tra xem vật gây kích ứng đã ra khỏi mắt chưa.
Điều quan trọng là phải biết cần rửa mắt trong bao lâu. Đối với bất cứ thứ gì gây kích ứng nhẹ, như xà phòng rửa tay hoặc dầu gội, 5 phút rửa sạch mắt là đủ, không nên rửa quá lâu. Khi hóa chất lọt vào mắt bạn, hãy đảm bảo bạn rửa mắt trong ít nhất 15 phút. Lưu ý khi bị hóa chất bắn vào mắt, ví dụ như natri hoặc canxi hydroxit, bạn nên đến các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn.
5. Nhờ sự giúp đỡ
Nếu bạn gặp khó khăn, bạn luôn có thể nhờ một người bạn kiểm tra mắt giúp bạn. Người khác có thể bình tĩnh hơn và dễ nhìn thấy dị vật trong mắt bạn. Hãy chắc chắn rằng người mà bạn nhờ giúp đỡ đã rửa sạch tay trước khi kiểm tra mắt cho bạn.

Lưu ý nếu vật rơi vào mắt là mảnh thủy tinh hoặc vật nhỏ nhọn nào đó, đừng cố gắng tự xử lý tại nhà, điều này sẽ rất dễ gây hiểm và gây tổn thương đến mắt hơn khi cố lấy dị vật ra. Nên đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được hỗ trợ và xử lý một cách an toàn.
Nguồn: Brightside