Hội chứng sợ côn trùng và cách điều trị

Hội chứng sợ côn trùng và cách điều trị

Nếu bạn thuộc tuýp người sợ côn trùng, sâu bọ thì điều đó hết sức bình thường. Nhưng nếu tình trạng sợ hãi lên đến cực độ và khó kiểm soát cảm xúc lẫn hành vi phản ứng, thì rất có thể bạn đã mắc hội chứng Entomophobia, hay còn là hội chứng sợ côn trùng. 

Vậy hội chứng sợ côn trùng là gì, và cách điều trị nó như thế nào, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn vượt qua được hội chứng này.

Tìm hiểu về hội chứng sợ côn trùng

Hội chứng sợ côn trùng là một tình trạng y tế đặc trưng bởi sự sợ hãi cực độ và dai dẳng đối với côn trùng. Tình trạng này không chỉ đơn thuần là không thích côn trùng, mà cảm thấy lo lắng tột độ khi thấy sự xuất hiện côn trùng, mặc dù cá nhân đó biết rằng những sinh vật đó không gây ra mối đe dọa nào cho con người. Nỗi ám ảnh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mọi người. Đây được xem là chứng rối loạn tâm thần

Các nghiên cứu nói rằng hội chứng sợ côn trùng thường đi kèm với các loại ám ảnh khác như arachnophobia (sợ nhện), apiphobia (sợ ong), helminthophobia (sợ giun) hoặc rối loạn tâm thần hypochondria (sợ động vật ký sinh)

Những người mắc chứng sợ côn trùng thường sợ bị côn trùng hoặc sâu bọ cắn hoặc gây hại đến mình.

Đi tìm nguyên nhân của hội chứng sợ côn trùng

Một số nguyên nhân gây ra chứng sợ côn trùng bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Cha mẹ hoặc người thân có tiền sử mắc chứng rối loạn lo âu có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu hoặc ám ảnh như chứng sợ côn trùng.
  • Những tổn thương trong quá khứ: Những cá nhân đã trải qua một sự kiện khủng khiếp liên quan đến côn trùng ở độ tuổi đang phát triển có thể trở nên sợ côn trùng. Ví dụ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vết ong đốt trong quá khứ có thể dẫn đến chứng sợ côn trùng. Ngoài ra, các đợt bệnh ban đầu do côn trùng hoặc bọ xít phá hoại ở nhà có thể dẫn đến tình trạng tương tự.
  • Kích ứng với môi trường: Một số chất kích thích như phấn hoa hoặc nấm mốc có trong môi trường, có thể ảnh hưởng đến da của một người và gây kích ứng da. Sự xuất hiện dai dẳng của kích ứng da đôi khi có thể khiến mọi người đổ lỗi cho côn trùng và dẫn đến chứng sợ côn trùng.

9 triệu chứng của hội chứng sợ côn trùng

Một số nguyên nhân gây ra chứng sợ côn trùng bao gồm:

  • Cực kỳ không thích hoặc sợ côn trùng.
  • Tự cảm thấy ngứa dai dẳng.
  • Lo lắng hoặc sợ hãi ngay lập tức khi nghĩ hoặc nhìn thấy côn trùng. 
  • Hoảng loạn .
  • Tim đập nhanh, khó thở.
  • Khô miệng.
  • Đổ mồ hôi 
  • Run rẩy
  • Các hành động như tránh những nơi có côn trùng.

Các yếu tố rủi ro của chứng sợ côn trùng

Những nhóm người có nguy cơ mắc chứng sợ côn trùng cao:

  • Người bị rối loạn lo âu. 
  • Rối loạn sử dụng chất kích thích. 
  • Có các loại ám ảnh khác. 
  • Người bị rối loạn hoảng sợ.

Biến chứng của hội chứng sợ côn trùng

Một số biến chứng của chứng sợ côn trùng bao gồm: 

  • Cô lập xã hội.
  • Đau tim vì hoảng sợ đột ngột. 
  • Rối loạn tâm trạng.

Một số phương pháp bác sĩ có thể chỉ định để điều trị hội chứng sợ côn trùng

Một số phương pháp điều trị chứng sợ côn trùng bao gồm: 

Thuốc: Để giảm các triệu chứng thể chất như lo lắng, tim đập nhanh hoặc khó thở. 

Trị liệu hành vi nhận thức: Nó bao gồm các kỹ thuật hành vi để đối phó tốt với chứng ám ảnh sợ hãi và học cách quản lý cảm xúc khi sợ hãi.

Yoga, thiền: Nó giúp mọi người học cách giảm lo lắng, căng thẳng và đối phó với chứng ám ảnh sợ hãi.

Tuy hội chứng này không gây nguy hiểm nhưng về lâu dần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe do căng thẳng gây nên. Do đó, bạn cần phải điều trị càng nhanh càng tốt để tránh ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và loại bỏ đi sự sợ hãi quá mức này nhé.

Nguồn: Boldsky

CATEGORIES
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)
Disqus (0 )